*** Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG *** NGUYỄN HƯNG *** HOTLINE : 0945235868 ***
Hiển thị các bài đăng có nhãn Danh Y. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Danh Y. Hiển thị tất cả bài đăng

Hoa Đà





Hoa Đà
(chữ Hán: 華佗), tự là Nguyên Hóa (元化) (145-208) là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y. Ông được xem là một trong những ông tổ của Đông Y.

Biển Thước





Biển Thước
Tên thật là Tần Hoãn tự Việt Nhân, vốn người châu Mạc, Bột Hải (nay là huyện Nhiệm Khâu, tỉnh Hà Bắc - thời Chiến quốc thuộc nước Triệu). Ông sinh khoảng năm 401 trước Công Nguyên, mất năm 310 trước Công nguyên, thọ hơn 90 tuổi.
Tác phẩm : "Biển Thước nội kinh", "Biển Thước ngoại kinh", "Nạn kinh"
Cơ duyên với nghề thầy thuốc

Lý Thời Trân




Lý Thời Trân
Lý Thời Trân (tiếng Trung phồn thể: 李時珍; giản thể: 时珍; bính âm: Lǐ Shízhēn; Wade-Giles: Li Shih-Chen, 1518–1593), tự là Đông Bích, lúc già có hiệu là Tần Hồ sơn nhân, là một danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh, người Kỳ Châu (nay là trấn Kỳ Châu, huyện Kỳ Xuân, địa cấp thị Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc). Ông là tác giả của cuốn Bản thảo cương mục (本草纲目) hoàn thành năm 1578, viết về công dụng trong đông y của các loại thảo dược, dược liệu Trung Hoa. Ông cũng được coi là một trong các nhà tự nhiên học vĩ đại nhất tại Trung Quốc, và ông rất quan tâm tới việc phân loại chính xác các thành phần thảo dược.

Lê Hữu Trác





Hải Thượng Lãn Ông
 ("Ông già lười Hải Thượng") là biệt hiệu của danh y Lê Hữu Trác (11 tháng 12, 1720 – 1791). Ông tinh thông y học, văn chương, là danh nhân Việt Nam thế kỉ XVIII được nhiều người kính trọng.
Lê Hữu Trác sinh ngày 11 tháng 12 năm Canh Tý 1724 tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bầu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con của ông Lê Hữu Mưu và bà Bùi Thị Thưởng. Là người con thứ bảy nên ông còn được gọi là cậu Chiêu Bảy.

Tuệ Tĩnh




Tuệ Tĩnh
Tuệ Tĩnh Thiền sư (慧靜禪師, 1330-?), thường được gọi tắt là Tuệ Tĩnh hoặc Huệ Tĩnh (慧靜), người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương) được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền Việt Nam. Các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học Việt Nam.

Trương Trọng Cảnh






Trương Trọng Cảnh
Trương Cơ (giản thể: 张机, phồn thể: 張機; bính âm: Zhāng Jī, sinh khoảng năm 150, mất khoảng năm 219) tự Trọng Cảnh (giản thể: 仲景, phồn thể: 仲景; bính âm: Zhōngjǐng) là một thầy thuốc Trung Quốc hoạt động vào cuối đời Đông Hán. Ông được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử Đông y vì những đóng góp mang tính hệ thống về cả lý luận và thực nghiệm. Tác phẩm quan trọng nhất của ông, Thương hàn tạp bệnh luận, tuy đã thất lạc trong giai đoạn Tam Quốc nhưng sau đó đã được tổng hợp lại thành hai tập sách Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược, đây là hai trong bốn bộ sách quan trọng nhất của Đông y.