*** Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG *** NGUYỄN HƯNG *** HOTLINE : 0945235868 ***

MỘC HƯƠNG


MỘC HƯƠNG
Tên thuốc: Radix Auklandiae seu vladimiriae.
Tên khoa học: Jurinea affsouliei Franch
Họ Cúc (Compositae)
 Bộ phận dùng: rễ xuyên. Mộc hương có nhiều dầu thơm là tốt nhất. Có khi dùng vỏ  cây Bùi tía còn đượm gọi là vỏ Dụt để thay Mộc hương gọi là Nam mộc hương.
Tính vị:   vị đắng, the, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh  Tam tiêu.
Tác dụng: hành khí, kiện Tỳ  hoá vị, khai uất, tiêu hoá, giải độc, lợi tiểu.
Chủ trị: trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, đau bàng quang, tiểu bí, tiêu chảy, kiết lỵ.
- Khí trệ ở Tỳ và Vị biểu hiện như kém ăn, chướng và đau bụng và  thượng vị và tiêu chảy: Dùng Mộc hương với Phục linh, Chỉ xác và Trần bì.
- Lỵ thấp nhiệt biểu hiện như đau mót và đau bụng: Dùng Mộc hương với Đại hoàng và Tân lang trong bài Mộc Hương Tân Lang Hoàn.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Kiêng ky: các chứng do khí yếu gây ra, huyết hư mà táo thì kiêng dùng, kỵ nóng, lửa.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Dùng vào thuốc điều khí thì dùng sống, nếu muốn cho chặt ruột thì bọc bột nướng chín dùng (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, nếu bị mốc. Phơi râm cho khô. Thái mỏng, rồi tán bột, khi dùng cho nước thuốc thang, quấy đều mà uống.
Khi dùng mài với ít nước thuốc thang đã sắc rồi uống (cách này thường dùng).
Bảo quản: dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, mát kín, ky nóng, không nên phơi nhiều làm mất mùi thơm.
Có thể sấy hơi diêm sinh. 
Chú ý: Để sống dùng trong trường hợp khí trệ. Dược liệu chín (sao) dùng cho tiêu chảy.