*** Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG *** NGUYỄN HƯNG *** HOTLINE : 0945235868 ***

BẠCH ĐẬU KHẤU


BẠCH ĐẬU KHẤU
Tên thuốc: Fructus Amomi kravanh
Tên khoa học:   Amomum kravanh Pierre ex Gagnep.  hoặc  Amomum compactum Soland. ex Maton.
Bộ phận dùng: Quả chín vàng.
Tính vị: Vị cay, tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Tỳ và Vị.
Tác dụng: Hành khí hóa đàm, ôn ấm Tỳ Vị và cầm nôn
Chủ trị: Trị cảm hàn, đau bụng do hàn, nôn mửa, khí trệ, bụng trướng, thức ăn không tiêu.
-  Ðàm ứ ở tỳ vị hoặc khí trệ ở Tỳ biểu hiện bụng đầy trướng và chán ăn. Bạch đậu khấu hợp với Hậu phác, Thương truật và Trần bì.
- Bệnh có sốt do đờm nhiệt giai đoạn đầu biểu hiện cảm giác tức nặng vùng ngực, không cảm thấy đói và rêu lưỡi nhờn dính: Bạch đậu khấu hợp với Hoạt thạch, Ý dĩ nhân và Sa nhân trong bài Tam Nhân Thang.
Do thực nhiệt, Bạch đậu khấu phối hợp với Hoàng cầm, Hoàng liên và Hoạt thạch trong bài Hoàng Cầm Hoạt Thạch Thang.
- Nôn do vị hàn: Bạch đậu khấu phối hợp với Hoắc hương và Bán hạ.
- Trẻ con nôn trớ do Vị hàn: Bạch đậu khấu phối hợp với Sa nhân và Cam thảo.
Bào chế: Nhặt sạch tạp chất, sàng bỏ đất bụi, lúc dùng giã nát là được.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, râm mát, đậy kín.
Liều dùng: 3-6g