*** Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG *** NGUYỄN HƯNG *** HOTLINE : 0945235868 ***

TIÊU MỤC


TIÊU MỤC
(Hạt tiêu)
Tiêu mục là hạt của cây Hoa tiêu (còn Hoa tiêu là vỏ quả của cây Hoa tiêu) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sáh "Bản thảo kinh tập chú". Tính vị đắng hàn có độc, qui kinh Tỳ và Bàng quang.
A.Tác dụng dược theo Y học cổ truyền:
Lợi thủy tiêu phù bình suyễn, trị các chứng tiểu không thông lợi, phù thũng cổ trướng (cổ phương có ghi dùng độc vị Tiêu mục trị các chứng này). Sách Kim quỉ yếu lược có ghi bài: Tiêu lịch hoàn gồm các vị: Tiêu mục, Đình lịch tử, Phòng kỷ, Đại hoàng. Liều dùng 2 - 5g cho vào thuốc thang hoặc tán bột mịn cho vào nang nhựa uống.Trích đoạn Y văn cổ:
  • Sách Bản thảo kinh tập chú: khử thủy.
  • Sách Tân tu bản thảo: chủ bụng nước đầy trướng, lợi tiểu tiện.
  • Sách Bản thảo mông toàn: trị đờm suyễn.
  • Sách Bản thảo thuật: Tiêu mục trị suyễn, dùng tốt với chứng thủy khí bình suyễn.
Theo báo cáo của Trần Hiếu Bá và cộng sự: đã trị các loại suyễn 958 ca tỷ lệ kết quả:78,5%. Các tác giả nhận xét: dùng viên nang là tốt nhất, ép dầu tiêu mục chế thành viên nang, mỗi viên có 200mg thuốc sống, mỗi lần uống 600 - 1000mg, ngày 3 lần, 7 - 10 ngày là 1 liệu trình. Thuốc có tác dụng nhanh, phạm vi dùng rộng: đối với hen phế quản, viêm phế quản thể hen, hen tim, viêm phế quản mạn kèm phế khí thũng đều có tác dụng, tác dụng phụ ít.
Theo kết quả nghiên cứu, thuốc có tác dụng giảm co thắt phế quản, tăng chức năng của phổi và có tác dụng chống dị ứng (Báo Trung y tạp chí 1987,12:19).