*** Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG *** NGUYỄN HƯNG *** HOTLINE : 0945235868 ***

CAO BAN LONG


CAO BAN LONG

Tên khoa học: Colla cornus Cervi.
Bộ phận dùng: Gạc (sừng) hươu nai.
Hươu còn gọi là Lộc (Cervus axis Exl) và nai còn gọi là Mê (Cervus unicolor Cuv), là những con vật chân có móng đơn, họ Ugulata, sống từng bầy trong rừng, hươu và nai đực mới có sừng. Hươu bé hơn nai ba bốn lần, mình có sao trắng (cũngcó thứ không có sao), sừng già lên bốn nhánh mỗi bên; hươu nuôi bé hơn hươu rừng.
Nai mình không có sao, sừng già chỉ lên có 3 nhánh, ít nuôi vì hay phá. Nai già còn gọi là chả râu. Hàng năm vào cuối mùa hạ, hươu hay nai cọ đầu vào cây làm cho sừng rụng. Gạc tức là sừng, chỉ là xương không còn lông da. Gạc hươu hay nai thì nghiêng có 4 hay 3 chi ở một bên nhánh; mỗi bộ nặng trên 5 kg, còn tươi chẻ ra thấy vàng ngà, không đen, thường lấy ở hươu nai săn bắn được tốt hơn thứ bị rụng. Nhưng trái lại cũng có người lại cho sừng mới rụng có nhiều khí lực nên tốt hơn. Gạc bị nứt, dập đen thì độc vì cho đó là hươu nai bị hổ cắn, nhưng thật ra thì khó phân biệt là hổ cắn hay bị va chạm mà nứt.
Gạc nai Mông Cổ thì đứng thẳng, mỗi chiếc nặng trên 7 kg, có 7 chi mỗi bên nhánh, gạc này nấu thì được cao vàng.
Dùng để nấu cao, người ta cần phân biệt gạc hươu hay nai, thường nấu bằng gạc nai hơn vì dễ mua, rẻ tiền, tuy nhiên gạc hươu thì vẫn quý hơn.
Gạc chia làm mấy loại tốt xấu thứ tự như sau:
1. Bao bì: là thứ gạc còn da, lông, chóp sờ thấy mềm, đồ lên còn thái được.
2. Liên tảng: là gạc còn xương trán nối hai nhánh với nhau.
3. Gạc có đế lồi ra: chứng tỏ sừng mới rụng.
4. Gạc có đế lõm vào: là thứ xấu, không dùng.
5. Gạc xốp, gẫy, dập: là thứ xấu, không dùng.
Thành phần hoá học: gạc có chất keo 25%, calci phosphat 30 - 60%, calci cacbonat 1%, chất đạm nước v.v... Cao ban long có keratin thuỷ phân cho nhiều acid amin.
Tính vị:   vị ngọt, hơi mặn, tính ôn.
Quy kinh: Vào các kinh Thận, Tâm, Can  và Tâm  bào.
Tác dụng: bổ nguyên dương. Thuốc tư bổ cường tráng.
Chủ trị:   trị lậu huyết, băng huyết, thổ huyết, đau lưng gối, mỏi chân tay, trị di tinh, đái ra huyết, an thai, thuốc bồi dưỡng.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.
Cắt thành từng miếng nhỏ để nhai hay ngậm hoặc có thể hoà với rượu hay ăn cháo đường.
Có thể hoà cao Ban long (1 phần) vào nước sắc Long nhãn (5 phần) để uống vào lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ (Lãn Ông). Các cụ già nên dùng chung với mật ong trước khi đi ngủ.
Kiêng kỵ: người có bệnh hư hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Thường một lần nấu trên 30kg gạc thì được độ 7,5kg cao Ban long. Nấu cao Ban long có 3 giai đoạn: làm sạch, tẩm nấu và cô.
1. Làm sạch: cứ 10 gạc thì dùng 0,200kg phèn chua đổ ngập nước, đun sôi độ 1/2 giờ (để dễ cạo cái đen bên ngoài). Lấy ra dùng bàn chải sắt thép cứng hay cái nạo, cạo kỹ cho hết cái đen. Nếu không cạo kỹ thì sau này cao đen không trong và có người cũng cho nó là nguyên nhân cao bị cháy. Rửa, phơi khô, rồi đem cưa từng khúc như khẩu mía độ 5 – 6 cm, chẻ nhỏ làm 2 - 3 mảnh. Chỗ nào có tuỷ đen thì cần bỏ đi vì đó là nơi vi khuẩn đã phát sinh. Có người kỹ hơn cạo hết cả tuỷ (dù vàng hay đen), vì cho là có mỡ làm cho sau này cao bị chảy. Phơi cho khô.
2. Tẩm nấu: cứ 10 gạc đã chẻ nhỏ, tẩm với 1 kg gừng tươi giã nhỏ, để độ 2 giờ rồi sấy khô để nấu cao. Cho gạc vào thùng men hoặc khạp là tốt nhất, xung quanh cái lồng rỗng ở giữa để múc nước cốt ra, đổ ngập nước trên 10cm, đun sôi. Suốt thời gian nấu, lửa phải đều và liên tục. Cứ 2 ngày một đêm thì lấy ra một nước. Bên cạnh có thùng nước sôi, cạn đến đâu thì tiếp vào cho đủ mức nước cũ. Có người khuyên nên dùng nước mưa, nước cất thì bảo đảm hơn, vì nước giếng, nước sông có nhiều khoáng chất có thể là nguyên nhân làm cao bị chảy. Khì nấu thấy nổi bọt thì vớt ra. nếu không sau này cũng là nguyên nhân làm cao có thể bị chảy. Nấu liên tiếp ba nước, khi định lấy ra một nước, thì để cạn eho còn 1/2 mới lấy ra. Lọc qua hai lần vải đặt trong một cái rây thưa (có người dùng trấu đã rửa, luộc kỹ để lọc) vào một cái chậu men, rồi Can h ở 50o - 60o C cho khỏi thiu và chờ nước sau để cùng cô. Riêng nước thứ ba, sau khi lọc rồi để lắng đứng, chỉ lấy nước trong ở trên, bỏ cặn, trộn ba nước làm một để cô chung.
3- Cô cao: khi bắt đầu cô chung thì dùng lửa nhỏ (70 -80oc) trực tiếp. Khi cao gần đặc rồi, cô bằng cách thuỷ hoặc trên cát, nhiệt độ phải hạ dần 60 đến 40o C. Lúc này phải đánh mạnh, liền tay, đều tay nếu không cao sẽ bị cháy, khê và nước còn lại có thể bị chảy. Khi lấy dao rạch sâu xuống miếng cao, hai mép không khép lại được nữa là được. Đổ lên khay có khuôn đã bôi mỡ, dầu cho khỏi dính. Lấy vải ấm đậy lên, để một đêm hôm sau lấy ra từng miếng 100g hay 50g (tuỳ theo khuôn ) treo lên phơi âm Can  chỗ thoáng gió cho đến khô rồi gói vào giấy bóng kín.
Ghi chú:
- Mạt cưa gạc: có thể cho riêng vào túi vải cùng nấu với gạc trong thùng.
- Nấu xong nước thử ba, miếng gạc bóp thấy dễ bở tơi là nấu đúng mức, không cần phải nấu lấy nước thứ tư có nhiều chất bột làm cao nặng và mặn, kémtác dụng và cũng là nguyên nhân làm cao bị chảy.
- Cao ban long khác các cao khác ở chỗ kéo thành tơ ở hai đầu ngón tay mà không dứt được.
Bảo quản: để nơi thoáng gió, mùa hè nên lót vôi sống dưới đáy thùng và đậy kín.