HUYỀN SÂM
Tên
thuốc: Radix Scrophulariae
Tên
khoa học: Scrophularia
bucrgeriana Miq.
Họ
Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae)
Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi là củ). Củ béo mập, sắc
đen mềm có dầu là tốt.
Thứ
nhỏ xơ, sắc nhạt là kém.
Tính
vị: vị đắng, hơi mặn,
tính hàn.
Quy
kinh: vào kinh Phế
và Thận.
Tác
dụng: làm thuốc cường âm,
ích tinh, giáng hoả, hạ thuỷ.
Chủ
trị: bổ Thận thuỷ,
sáng mắt lợi đại tiểu tiện, trị thương hàn phát ban.
-
Ðau Họng do ngoại cảm phong nhiệt: Huyền sâm hợp với Ngưu bàng tử, Cát
cánh và Bạc hà.
-
Ðau Họng do nội nhiệt thịnh: Huyền sâm hợp với Mạch đông, Cát cánh và Cam
thảo.
-
Tràng nhạc, bướu cổ và hạch dưới da: Huyền sâm hợp với Xuyên bối mẫu và
Mẫu lệ.
-
Khát, sốt, mất ngủ, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi ít: Huyền sâm hợp với Sinh địa và
Mạch đông.
-
Sốt cao, mê sảng và phát ban: Huyền sâm hợp với Tri mẫu, Thạch cao và Sừng tê
giác.
-
Táo bón do khô háo trong ruột. Huyền sâm phối hợp với Sinh địa hoàng và Mạch
đông.
Liều
dùng: Ngày dùng 6 -
12g
Cách
bào chế:
Theo
Trung Y: Đào củ rửa sạch, lót cỏ lác xếp củ vào chõ đồ lên cho chín, phơi
khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo
kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ đến mềm, thái lát, phơi khô.
Bảo
quản: để nơi khô ráo, đậy
kín, dưới có lót vôi sống, năng đem phơi.
Kiêng
kỵ: Không dùng Huyền sâm trong trường hợp tỳ vị hư yếu và không phối hợp với Lê
lô
Kỵ
đồ đồng.