*** Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG *** NGUYỄN HƯNG *** HOTLINE : 0945235868 ***

HƯ VÀ THỰC


HƯ VÀ THỰC

Hư, thực, là chỉ sự thịnh suy của chính, tà, nhất loạt mà nói hư là chỉ chính khí của thân người bất túc (không đủ) sức đề kháng giảm yếu, thực là chỉ bệnh đến mức tà khí thịnh và tà chính tranh nhau rất mạnh.

A. Hư chứng

Thường phát sinh sau khi bệnh nặng, bệnh lâu dài, thân thể hư yếu, chính khí bất túc, biểu hiện chủ yếu là sắc mặt trắng bủng (trắng có xanh rêu), tinh thần ủy mị, mệt mỏi, thiếu sức, tim hồi hộp và ngắn hơi, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, lưỡi non không rêu, mạch tế nhược vô lực, chữa thì dùng phép bổ.
 

Hư chứng có âm hư (hư nhiệt), dương hư (hư hàn), khí hư, huyết hư, ngũ tạng hư.

B. Thực chứng

Nhất loạt thực chứng thường thuộc bệnh mới dấy, thế bệnh rất dữ. Đó là do một mặt tà khí thịnh (như ngoại cảm tà thịnh, đàm ẩm thủy thấp đình lưu, khí trệ,huyết ứ, tích thực, tích trùng...), một mặt nữa là do sức cơ năng đề kháng của cơ thể vượng thịnh, kết quả của 2 mặt tà chính đấu tranh dữ dội.

Đặc điểm lâm sàng cúa thực chứng là quá trình bệnh nhất loạt rất ngắn, phản ứng của cơ thể rất mạnh, tinh thần căng phấn, tiếng cao, khí thô, hoặc sốt cao mặt đỏ, hoặc không sốt mà mặt xanh, hoặc đờm dãi tỏa thịnh (vây mạnh), hoặc đau dữ sợ sờ nắn... rêu lưỡi rất dầy, mạch hồng có sức.

Thực chứng cũng cần chia ra hàn nhiệt:


- Như sưng phổi có mủ, phát sốt miệng khát, henho đau ngực, mủ và đờm vướng đầy, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng dầy, mạch hoạt, sác, hữu lực, là lý nhiệt thực chứng. Chữa thì dùng phương thuốc thanh nhiệt tả phế.
- Lại như co thắt ruột, người bệnh có phát thành cơn thành cơn rất đau ở vùng bụng, quằn quại rên rỉ, tiếng cao, khí thô, mặt xanh, chi lạnh, rêu lưỡi trắng dầy, mạch trầm khẩn, có sức, đó là lý hàn thực chứng chữa thì dùng phương thuốc ôn trung tán hàn.

C. Hư thực hiệp tạp

Trên lâm sàng thường có trong thực hiệp thực, trong thực có hư, tình hình hư chứng và thực chứng cùng tồn tại

Như người bệnh xơ gan hóa bụng có nước, toàn thân gầy mòn, thiếu máu, mệt mỏi không có sức, ăn uống giảm, vốn thuộc hư chứng; nhưng lại đồng thời tồn tại nhiều nước ở trong bụng, kiêm có khối hòn, sườn bụng đau đớn là chứng trạng của thực chứng, bởi thế nó là chứng hư thực hiệp tạp, chữa thì dùng phương pháp công bổ kiêm thí, hoặc trước bổ sau công, trước công sau bổ.

Hư thực chân giả: Bản chất của bệnh tật là hư chứng mà biểu hiện lâm sàng có hình ảnh của thực chứng, gọi là giả thực. Giả thực nhất loạt biểu hiện là: Tuy có chán ngán không nói, nhưng đã nói thì nhiều lời, tiếng cao, khí thô; tuy không muốn ăn nhưng có lúc lại ăn được; tuy có tiết tả (đại tiện), nhưng sau tiết tả lại thấy khoái: Tuy có ngực bụng trướng đầy, nhưng không giống như trướng của thực chứng là trướng không giảm mà ở đây là lúc trướng lúc giảm; tuy có đau bụng nhưng không giống kiểu đau bụng của thực chứng là sợ sờ nắn, mà ở đây ta sờ nắn thì giảm đau; tuy có tượng nhiệt, nhưng mà lưỡi non, mạch hư.

Bản chất của bệnh là thực chứng mà biểu hiện lâm sàng có hình ảnh của hư chứng, gọi là giả hư. Giả hư nhất loạt biểu hiện là: Tuy có chán ngán không nói, nhưng đã nói thì nhiều lời, tiếng cao, khí thô; tuy không muốn ăn nhưng có lúc lại ăn được; tuy có tiết tả (đại tiện), nhưng sau khi tiết tả lại thấy khoái; tuy có ngực bụng trướng đầy, nhưng sờ nắn nó có đau hoặc cố định không dời chỗ đau.

Yếu điểm để phân biệt hư chứng và thực chứng chủ yếu là xem ở mấy mặt: Quá trình bệnh dài hay ngắn, thanh âm và hơi thở mạnh hay yếu, nơi đau sợ sờ nắn hay ưa sờ nắn, chất lưỡi thô già hay béo non, mạch tượng có sức hay không có sức. Nhất loạt bệnh trình ngắn, tiếng cao, khí thô, nơi đau sợ sờ nắn, chất lưỡi thô già, mạch có sức, thuộc thực chứng. Bệnh trình dài, tiếng thấp, khí ngắn, nơi đau ưa sờ nắn, chất lưỡi béo non, mạch không có sức, thuộc hư chứng.