*** Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG *** NGUYỄN HƯNG *** HOTLINE : 0945235868 ***
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc Phát Tán Phong Hàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc Phát Tán Phong Hàn. Hiển thị tất cả bài đăng

TÍA TÔ


TÍA TÔ
(Folium Perillae Fructescentis)
Dùng lá (Tô diệp), cành (Tô ngạnh), hạt (Tô tử) của cây Tía tô (Perillafrutescens L. Britton) họ Hoa môi (Lamiacae) Vị cay tính ấm qui kinh Phế, Tỳ.
Thành phần chủ yếu: chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là Perilla Andehit limonen.
Tác dụng dược lý:
  1. Làm ra mồ hôi, giải cảm.
  2. Lợi tiểu.
  3. Trợ tiêu hóa (kiện vị) uống nước sắc làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động dạ dày.
  4. Tiêu đờm giảm ho, giảm xuất tiết của phế quản (hạt có tác dụng tiêu đờm mạnh hơn)
  5. Giải ngộ độc ốc cua gây đau bụng, nôn mửa.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
+ Nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.
+ Làm giảm chất xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản. Có tác dụng cầm máu.
+ Chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống thối và ức chế trung khu thần kinh.
+ Nước ngâm kiệt lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn đại tràng.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Giải cảm phong hàn: Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài Hương tô tán (lá Tía tô 8g, Hương phụ 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm Gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.
2.Tiêu đờm giảm ho: Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (Tô tử 6-12g, La bạc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.
3.Lý khí an thai: Trường hợp phụ nữ có mang thai động đau bụng, đau lưng ngực, buồn nôn dùng bài Tử tô ẩm (Tô ngạnh 8g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc nước uống.
4.Kiện vị cầm nôn: Trường hợp nôn ọe, ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (dạng hư hàn) dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc Tô ngạnh uống tốt.
5.Giải độc cua cá: Giã lá tía tô vắt nước uống, hoặc nước sắc lá khô 10g uống lúc nóng. Thường ngày ăn ốc cua hoặc gỏi cá nên kèm ăn rau sống có lá Tía tô. Bài thuốc Tử tô giải độc thang gồm Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.
Ngoài ra có kinh nghiệm dùng Lá tía tô chữa sưng vú (lá tía tô 10g sắc nước uống, bã đắp vú. Hoặc dùng nước sắc lá tía tô còn nóng rửa trị chàm lở bìu dái.
Liều lượng thường dùng: Lượng thường dùng trong các bài thuốc từ 4-12g. Dùng độc vị và thuốc tươi có thể nhiều gấp nhiều lần tùy tình hình bệnh lý.
Chú ý lúc dùng thuốc: Lá tía tô có tác dụng giải cảm phong hàn, giải độc, cành có tác dụng như lá nhưng ít hơn, có tác dụng an thần, còn hạt (Tô tử) chủ yếu là hành khí hóa đờm. Trường hợp BIỂU HƯ TỰ RA MỔ HÔI không dùng.

THUYỀN THOÁI


THUYỀN THOÁI
Tên dược: Periostracum Cicadac.
Tên khoa học: Cryptotympana pustulata Fabricus
Họ Ve Sầu (Cicadae)
Bộ phận dùng: xác lột của con ve sầu khi lấy ở dưới đất lên. Xác khô, vàng, nguyên con không vụn nát là tốt. Kim Thuyền thoái màu vàng là thứ tốt nhất, nhưng hiếm có. Thuyền hoa là xác ve có rác đất lâu ngày, có một mầm cây cỏ mọc ở trong.
Thành phần hoá học: mới biết có nhất kitin, còn chưa nghiên cứu rõ hoạt chất.
Tính vị:   vị mặn, ngọt, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can  và Thận.
Tác dụng: tán phong nhiệt, thông Phế  khí.
Chủ trị: trị ngoại cảm, đẩy nốt sởi ra (thấu chẩn), trị thuỷ thũng, kinh giản ở trẻ con, khó đẻ.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Rửa nước sôi cho sạch bùn đất, bỏ cánh và chân, cho nước tương vào nấu qua, phơi khô dùng (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch (không ngâm nước lâu ngày vì bị nát) cho sạch đất, phơi khô.  Thấy còn đất rửa lại, bỏ đầu, cánh, chân tuỳ theo yêu cầu của lương y. Làm hoàn tán thì nhất thiết bỏ chân và răng.
Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh ẩm, không để vật nặng lên để tránh vụn nát.
- Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau đầu, đau Họng và khàn giọng: Dùng  Thuyền thoái với Bàng đại hải, Ngưu bàng tử và Cát cánh.
- Sởi giai đoạn sớm chưa có ban: Dùng  Thuyền thoái với Cát căn và Ngưu bàng tử.
- Ngứa do bề mặt bị nhiễm phong ngoại sinh: Dùng  Thuyền thoái với Bạch tật lệ và Kinh giới.
- Can phong nhiệt biểu hiện như mắt đỏ, chảy nước mắt và mờ mắt: Dùng  Thuyền thoái với Cúc hoa và trong bài  Thuyền Hoa Tán.
- Co giật, co thắt do uốn ván hoặc sốt cao: Dùng  Thuyền thoái và Toàn yết, Bạch cương tàm, Câu đằng và Cúc hoa.
Kiêng ky: không có phong nhiệt thì không nên dùng.

TẾ TÂN


TẾ TÂN
 Tên thuốc: Herba asaricum Radice
Tên khoa học: Asarum sieboldii Mip
Họ Mộc hương (Arisiolochiaceae).
Bộ phận dùng: rễ hay toàn cây. Rễ từng chùm, dài độ 10 -20cm, ngoài nâu nhợt, trong màu trắng, thơm, cay nồng là tốt. Thứ không thơm cay, cây có một lá và một đốt thì không dùng.
Thành phần hoá học: có tinh dầu, acid hữu cơ, chất nhựa.
Tính vị:   vị cay, tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế, Can  và Thận.
Tác dụng: thông khiếu, trừ phong, tán hàn, hành thuỷ.
Chủ trị: trị ho tức, nhức đầu (thiên đầu thống), tê nhức khớp xương, đau răng (dùng tươi)
. Đau đầu do phong hàn: dùng Tế tân với Xuyên khung trong bài Xuyên Khung Trà Điều Tán.
. Đau răng do phong hàn: dùng Tế tân với Bạch chỉ
. Đau răng do Vị nhiệt: dùng Tế tân, Thạch cao và Hoàng cầm.
. Đau khớp do phong hàn thấp ngưng trệ: dùng Tế tân với Khương hoạt, Phòng phong và Quế chi.
- Cảm phong hàn  biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu và đau toàn thân: dùng Tế tân  với Khương hoạt, Phòng phong trong bài Cửu Vị Khương Hoạt Thang.
- Đàm lạnh xâm nhập Phế biểu hiện như hen và ho có đờm nhiều, đờm lỏng: dùng Tế tân  với Ma hoàng và Can khương trong bài Tiểu Thanh Long Thang.
- Sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, xung huyết mũi và đau đầu: dùng Tế tân  với Bạch chỉ, Tân di và Bạc hà.
Liều dùng: Ngày dùng 1 - 3g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Cắt bỏ đầu cuống, lấy nước vo gạo tẩm một đêm, phơi khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái từng đoạn ngắn, 2 - 3cm, phơi râm cho khô, không phải sao tẩm. Có thể tán bột ngâm rượu (1/5) để xoa bóp hoặc chấm vào chỗ răng đau.
Bảo quản: để nơi cao ráo, tránh nóng.
Kiêng ky: người âm hư hoả vượng và không có thực tà phong hàn thì không nên dùng.

QUẾ CHI


QUẾ CHI
Tên thuốc: Ramulus Cinnamoni.  
Tên khoa học: Cinnamomum loureirrii Ness.
Họ Long Não (Lauraceae)
Bộ phận dùng: vỏ.
- Việt Nam có nhiều loại quế: quế nổi tiếng nhất là Quế Thanh (Thanh Hoá, C.loureiri Nees) rồi đến Quế quy.
- Vỏ quế bóc ở một cây phân chia ra nhiều loại tốt xấu khác nhau, và tác dụng khác nhau.
+ Quế hạ bản: lấy ở phần dưới thân. Thứ này hay giáng xuống mà ít bốc lên.
+ Quế trung châu: lấy ở phần giữa thân cây.
+ Quế thượng biểu: lấy ở phần trên cây.
Hai thứ này có tác dụng bốc lên.
+ Quế chi: lấy ở cành cây, Quế chi tiêm lấy ở ngọn cành. Thứ này đi ra ngoài thân và chân tay.
- Cách xem quế tốt xấu: có nhiều cách:
+ Cạo bỏ vỏ ngoài, mài với ít nước, nếu ra chất trắng như sữa bò là tốt nhất, nếu nước như nước chè xanh là loại hai, nếu nước đỏ là loại ba.
+ Nếm miếng quế thấy vị ngọt cay, sau thấy đắng, cuối cùng thấy ngọt (cay ít thôi) là quế tốt.
+ ở Thanh Hoá có câu ‘lòng son, vỏ khế’ là nói lên quế tốt phải như thế.
+ Gọt vỏ quế, cắt đôi, chỗ cắt trong như sáp, rất mịn và thấy có đường ‘bạch chỉ phân du’ là quế tốt. Sợi chỉ trắng này phải thẳng nếu ngoằn ngoèo là không tốt lắm.
+ Tây y cho quế tốt là phải có tỷ lệ tinh dầu cao. Nhưng nói chung quế khô, có mùi thơm, có chất dầu, vị cay hơi ngọt, vỏ hơi nâu không vụn nát, ẩm là tốt.
- Ở Trung Quốc có loại quế đơn, quế bì, còn gọi là quế nhục (C.cassia BL) cây này có mọc ở nước ta. Trên thị thường còn có quan quế hay quế xây lăng (C.Zeylanicum Nees) có giá trị nhất.
Tính vị:   vị ngọt, cay, tính đại nhiệt. Vào hai kinh Can  và Thận.
Chủ trị: trị chân tay lạnh, tả lỵ, đau bụng, bế kinh, tiêu hoá, kiện Vị.
- Ngoại cảm phong hàn: Dùng  Quế chi với Ma hoàng làm tăng tác dụng tăng tiết mồ hôi của Quế.
- Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ gió, sốt, mạch Phù Trì: Dùng Quế chi  với Bạch thược trong bài Quế Chi Thang.
- Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng: Dùng  Quế chi với Phụ tử.
- Tâm Tỳ dương hư ởbiểu hiện như trống ngực, phù và thở nông: Dùng  Quế chi với Phục linh và Bạch truật.
- Dương suy ở ngực biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim: Dùng  Quế chi với Giới bạch, Qua lâu, Đào nhân, Mẫu đơn bì và Phục linh trong bài Quế Chi Phục Linh Thang.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Gọt sạch bì thô. Với thuốc thang thì mài với nước thuốc, làm thuốc hoàn tán thì tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đối với quế thật tốt, chỉ mài trong bát sành với ít nước đun sôi để nguội, hoặc với ít nước thuốc thang để uống.
Làm nước hãm (quế thường): cạo bỏ bì thô, gọt thành miếng mỏng. Tẩm nước đồng tiện 1 - 2 ngày đêm (để giáng hoả vì nóng quá xông lên hại mắt).
Cho miếng quế đã tẩm vào cái chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi róc ngay ra bỏ đi, cho vào nước sôi khác, lần này để ngấm nguội rồi mới lấy ra uống. Uống lần sau pha với nước khác mà dùng. Một lượt vỏ quế như thế có thể pha 2 - 3 lần.
Bảo quản: để tránh mất hương vị của quế, trát sáp mật ong vào hai đầu thanh Quế, dùng giấy bóng kính gói kỹ, đựng vào thùng kín. Để nơi khô ráo, kín, mát, tránh nơi ẩm.
Kiêng ky: không phải hư hàn không nên dùng.
Thận trọng khi dùng Quế chi cho thai phụ.

PHÒNG PHONG


PHÒNG PHONG
Tên thuốc: Radix Ledebouriellae.
Tên khoa học: Saphoshnikovia dicaricala (Lurcz) Schischk
Họ Hoa Tán (Umbelliferae)
 Bộ phận dùng: rễ. Rễ chắc thơm, lõi trắng là tốt. Không dùng rễ con.
Tính vị:   vị cay, ngọt, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Can, Phế, Tỳ, Vị và Bàng quang.
Tác dụng: phát biểu, trừ phong thấp.
Chủ trị: trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
- Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện như sốt, nghiến răng, đau đầu và đau toàn thân: Dùng  Phòng phong với Kinh giới và Khương hoạt.
- Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau Họng, đỏ mắt và đau đầu: Dùng  Phòng phong với Kinh giới, Hoàng cầm, Bạc hà và Liên kiều.
- Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp (viên khớp) và co thắt chân tay: Dùng  Phòng phong với Khương hoạt và Đương qui.
- Mề đay và ngứa da: Dùng  Phòng phong với Khổ sâm và Thuyền thoái trong bài Tiêu Phong Tán.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Cắt bỏ xơ trên đầu cuốn, tẩm nước ướt cho mềm, thái lát, phơi khô dùng sống hoặc sao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa qua, để ráo, thái mỏng, phơi khô.
Bảo quản: dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, kín. Nếu bị mốc mọt thì sấy hơi diêm sinh.
Liều dùng: 4-12g.
Kiêng ky: âm hư hoả vượng không có phong tả thì không nên dùng.